Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý là việc làm thường xuyên của cán bộ, giáo viên Trường PTDTBT TH Số 2 Sá Tổng. Ban giám hiệu nhà trường đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, hệ thống đường truyền kết nối mạng; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin. Các lớp học đã có máy chiếu, chỉ đạo và dạy học. Trường có cán bộ, giáo viên phụ trách công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý và các kỹ thuật máy tính để đáp ứng yêu cầu quản trị, vận hành hệ thống. Các phần mềm như: Hệ thống CSDL ngành, các ứng dụng hồ sơ điện tử gồm sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; triển khai thanh toán các loại phí giáo dục không dùng tiền mặt; triển khai các ứng dụng để kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường trên nền tảng số, áp dụng các giải pháp miễn phí như tin nhắn OTT, email, ứng dụng trên thiết bị di động và website giáo dục; triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office) liên thông trao đổi văn bản điện tử với tất cả các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục; tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt đối với hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường... được nhà trường ứng dụng phục vụ hiệu quả công tác quản lý, và nhiệm vụ chuyên môn; tham gia mạng lưới “Trường học kết nối” để giáo viên, học sinh giảng dạy và học tập. Công nghệ thông tin mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy. Việc truy cập thông tin trở nên đơn giản hơn rất nhiều, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức trở nên dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng học và dạy. Không chỉ vậy, sự phát triển của công nghệ thông tin còn đem lại nhiều tiện ích cho quá trình giảng dạy, như giúp việc truyền tải kiến thức và phương pháp giảng dạy trở nên hiệu quả hơn, hỗ trợ trong quản lý lớp học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tạo môi trường học tập thú vị: Phù hợp với thế hệ trẻ nên người học được kích hoạt sự tập trung cao độ. Nhiều công cụ học tập được hình thành, nguồn kiến thức từ internet cũng cực kỳ đa dạng. Tùy theo năng lực và tư duy của mỗi người học để có thể tiếp cận vấn đề từ cơ bản đến nâng cao một cách linh hoạt.
Tạo điều kiện để người học thích nghi với công nghệ mới: Điều này giúp cho học sinh, tiếp cận sớm với công nghệ, đến với môi trường hiện đại hơn cũng tự tin để học tập, làm việc và chinh phục tương lai – kỷ nguyên công nghệ số.
Bộ Giáo Dục và các tổ chức dạy học, cá nhân… dễ dàng mở các lớp học trực tuyến. Điều này sẽ tối ưu hóa được thời gian học cho cả người học và người dạy. Đặc biệt là sẽ xóa được khoảng cách về địa lý giúp người học có thể đăng ký bất cứ lớp học nào trong và ngoài nước.
Giáo viên lẫn học sinh đều tăng được khả năng sáng tạo: hứng thú dạy và học từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
Chất lượng bài giảng cũng được nâng cao khi nhiều ứng dụng dạy học hiện nay có thể chèn thêm hình ảnh, âm thanh và video vô cùng sinh động.
Môi trường đào tạo và dạy học 4.0 luôn có những nguồn kiến thức mới mỗi ngày từ internet. Nguồn kiến thức vô tận này nếu biết cách khai thác sẽ mang đến những bài học linh động tăng tư duy và thế giới quan của học trò tốt hơn.
|
|
Hình ảnh: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
Giờ đây, việc học không chỉ dừng lại ở những kiến thức có trong sách mà hoàn toàn có thể tìm kiếm ở các ngườn thông tin như: Giáo án điện tử, Ebook, Website,… đã mở ra một kho tàng mới có kiến thức phong phú cho cả người dạy và người học. Tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu người dùng mà cả giáo viên và học sinh đều có thể tự chủ động tích lũy vốn kiến thức cho mình.
Bên cạnh đó, hiện nay giáo viên và học sinh có thể chọn lựa nhiều phương pháp phù hợp mà mình muốn. Điều này cũng mang lại sự phát triển trong hoạt động giảng dạy và tăng khả năng truyền tải kiến thức đến với học sinh.
Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giáo dục ngày càng trở nên quan trọng do có nhiều lợi thế và tiềm năng thay đổi trải nghiệm học tập cho học sinh.
Ứng dụng công nghệ AI ( Trí tuệ nhân tạo) trong dạy học.
Trí tuệ nhân tạo trao quyền cho giáo viên cung cấp cho học sinh trải nghiệm học tập cá nhân hóa phù hợp với yêu cầu cụ thể và sở thích học tập của họ. Hệ thống dạy kèm thông minh có thể linh hoạt thay đổi tốc độ, chủ đề và mức độ khó của việc giảng dạy để phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh và phát huy tối đa tiềm năng của các em.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI - Generative AI) và mô hình ngôn ngữ lớn (LLM - Large Language Model) có khả năng giúp giáo viên và chuyên gia nghiên cứu sáng tạo ra nội dung phù hợp, thuận tiện cho việc giảng dạy và học tập.
Thông thường, giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy. Công cụ AI tạo sinh có thể giảm bớt khối lượng công việc này bằng cách tạo ra các câu đố, phiếu bài tập và tài nguyên giáo dục phù hợp với mục tiêu và tiêu chuẩn của chương trình giảng dạy.
Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp giáo viên dễ dàng điều chỉnh tài liệu để đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của học sinh trong lớp học, nhờ đó cải thiện trải nghiệm học tập tổng thể.
Những nền tảng do AI điều khiển, chẳng hạn như ứng dụng học tiếng anh khá nổi tiếng Duolingo, điều chỉnh bài học theo phong cách học tập và trình độ của từng cá nhân. Nhờ liên tục phân tích hiệu suất của người dùng, AI điều chỉnh độ khó và nội dung của bài học, cung cấp những gì phù hợp cho từng học viên.
Ngoài ra, phương pháp tiếp cận thông qua trò chơi của nhiều nền tảng học tập tích hợp AI điều khiển mô phỏng các cuộc trò chuyện thực tế, mang lại trải nghiệm học ngôn ngữ nhập vai thú vị
Hình ảnh: Ứng dụng công nghệ AI vào bài giảng
Việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy có nhiều ưu điểm, giúp học sinh có sự tương tác tích cực với bài học. Đây là sự kết hợp đồng thời giữa các tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, mang đến những tiện ích và tiềm năng khổng lồ cho sự phát triển của giáo dục hiện đại. Giúp cho việc tìm hiểu kiến thức trở nên dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng học và dạy.
Như vậy có thể thấy công nghệ thông tin gắng liền với sự phát triển của ngành giáo dục .Nó giúp cho cả người dạy và người học xử lý thông tin nhanh chóng và liên kết các hệ thống giáo dục với nhau. Công nghệ thông tin tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao trong giảng dạy.