Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc, không phải là một môn học nhưng nó lại vô cùng cần thiết đối với học sinh, bởi vì chính các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Xuất phát từ mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm là hình thành, phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hoạt động trải nghiệm giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.
Hiện nay, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dó đó việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng đối với công tác giáo dục trải nghiệm nhằm hướng đến mục tiêu giúp cho HS việc hình thành và phát triển ở HS các năng lực thích ứng cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; đồng thời góp phần hính thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể đó là đóng góp vào hoạt động bồi dưỡng 5 phẩm chất HS: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm và các năng lực chung của HS là Năng lực tự học và tự chủ, Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường và được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học.
Qua hoạt động trải nghiệm học sinh có thể trải nghiệm sáng tạo như một trò chơi khám phá thế giới bất tận, càng đào sâu càng say mê hơn. Không những vậy, môn học này còn giúp các em hình thành phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân; học sinh có thể giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề thông qua môn học này.
Nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
Hoạt động trải nghiêm thật sự rất cần thiết để giúp cho học sinh phát triễn toàn diện về năng lực đặc thù và phẩm chất của mình, là “Cầu nối” nhà trường, kiến thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng…. Ngoài ra, còn phát huy được sự sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động này còn giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị, bổ ích từ đó hình thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống phù hợp cho các em. Trải nghiệm với thực tiễn cũng là cơ hội để các em ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và quyết tâm nỗ lực cố gắng hơn nữa trong các lĩnh vực hoạt động của bản thân./.