Xây dựng trường học hạnh phúc: Bắt đầu từ văn hóa học đường.

Thứ bảy - 16/11/2024 02:57
      Trường PTDT BT TH số 2 Sá Tổng  được thành lập theo Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Mường Chà;  Trường thuộc xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên là một xã có nền kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dân trí còn thấp, khu vực có tới hơn 100% người dân tộc thiểu số Hmông sinh sống. Song, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao, trực tiếp của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cán bộ quản lý qua các thời kỳ thì cho đến nay nhà trường đã gặt hái được khá nhiều những thành tích nhất định. Để đạt được những thành tích đó, trong đó không thể không kể đến việc xây dựng văn hóa học đường trong những năm qua đã góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
         Văn hóa học đường là những nét đẹp trong toàn bộ môi trường sư phạm: từ môi trường cơ sở vật chất, môi trường quan hệ, môi trường công việc. Những nét đẹp đó được thể hiện trong hành vi của thầy, của trò, của cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.
         Sự đổi mới mạnh mẽ của giáo dục đòi hỏi mỗi học sinh khi tới trường phải được giáo dục toàn diệnphát triển năng lực bản thân, và học tập trong môi trường thân thiện. Điều đó sẽ tạo nên trường học hạnh phúc.
         Tại trường PTDT BT Tiểu học số 2 Sá Tổng, dù còn không ít khó khăn song ý thức đổi mới giáo dục, xây dựng trường học vì học sinh đã được thể hiện rõ nét trong từng hành động, việc làm.
        Bước vào từng lớp học sẽ nhận rõ sự chăm chút, tâm huyết của Ban giám hiệu và thầy cô giáo. Cô Nguyễn Thị Đức – Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng, chia sẻ: Việc đầu tiên cô làm khi nhận nhiệm vụ tại trường cách đây 1 năm đó là cùng đội ngũ GV thay đổi diện mạo cho trường. “Một ngôi trường không có cảnh quan xanh, sạch đẹp, lớp học không được trang trí, vệ sinh sạch sẽ… thì không thể thân thiện và kích thích học tập của học sinh”. Chính vì vậy  những góc văn hóa, thư viện ngoài trời; vườn hoa cây cảnh… được chính đội ngũ GV nhà trường thiết kế, bố trí lại. Kinh phí dành cho sửa chữa eo hẹp thì bằng chính công sức, đôi bàn tay, sự sáng tạo của thầy cô cùng xây dựng, trang trí, cải tạo.
     Trong một thời gian, khuôn viên học đường sáng đẹp hiện ra trong nỗ lực của cả tập thể. Tất cả các phòng học đều được kiên cố hóa, thoáng mát và ánh sáng đầy đủ theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, có tường rào bảo vệ an toàn. Từ phòng học, phòng ăn của HS bán trú, sân trường… đều sạch sẽ gọn gàng, thể hiện sự quan tâm, chăm lo tận tình của đội ngũ CB, GV, NV nhà trường. Chính vì vậy, trường được công nhận trường Xanh - Sạch - Đẹp và cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa hằng năm. HS mừng vui vì có thư viện ngoài trời sạch đẹp để đọc sách, truyện giờ giải lao; Góc văn hóa được khai thác hiệu quả cho những tiết học thực tế; vườn hoa cây cảnh không chỉ tạo cảnh quan đẹp cho trường mà HS còn được thầy cô dạy thêm các kiến thức về cây hoa, cây cảnh.
          Thứ hai là xây dựng môi trường giáo dục, tạo ra nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.  Để thực hiện phong trào thi đua này, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện với các nội dung gồm: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương. Những nội dung xây dựng văn hóa học đường được cụ thể hóa trong các nội quy, quy định của nhà trường. Giáo viên trong nhà trường luôn gương mẫu xây dựng văn hóa trường học, trở thành tấm gương để HS noi theo. Từ đó nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của GV, HS trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện lối sống lành mạnh, trang phục ngôn ngữ giao tiếp ứng xử văn hóa…
     Với giáo viên sẽ tích hợp nội dung xây dựng văn hóa học đường cho HS trong quá trình giảng dạy tùy theo đặc trưng của từng môn học (tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật…).
       Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, cán bộ giáo viên trường PTDT BT Tiểu học số 2 Sá Tổng đã một lòng đoàn kết cùng thực hiện từng bước phong trào thi đua "Dạy tốt". Ngay từ đầu năm, phong trào thi đua "Dạy tốt" của các tổ khối trong nhà trường đã được hưởng ứng và thực hiện tốt: Mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn một buổi/ tuần/một tiết dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Sinh hoạt chuyên môn chính là con đường đưa giáo viên vào những tình huống sát thực về chuyên môn, kích thích sự chia sẻ và học hỏi những hiểu biết và kinh nhiệm của nhau, qua đó giáo viên ngày càng phát triển và trưởng thành. Từ đó chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên.
       Hình ảnh Minh hoạ 
        Ngoài ra trong những buổi chào cờ đầu tuần nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyện về tấm gương các danh nhân, anh hùng liệt sỹ tiêu biểu của quê hương (là người thật việc thật ở xã, huyện, tỉnh Điện Biên như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Anh hùng Bế Văn Đàn ….  Đó là những tấm gương hi sinh sáng ngời vì đất nước. Từ việc nêu gương đó nhằm khơi dậy mạnh mẽ cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, hiểu được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc từ đó giúp học sinh có khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
       Bên cạnh đó, trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vẽ tranh,… trong những dịp ngày hội, ngày lễ một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao, ném Pao, đẩy gậy, chạy, nhảy xa…. Tổ chức các buổi tọa đàm "Nghe học sinh nói, nói học sinh nghe" nhằm giúp các em giãi bày tâm sự chia sẻ kinh nghiệm sống với nhau. Lồng ghép những nội dung nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử bạn bè trong tiết Hoạt động trải nghiệm. Những hoạt động đó đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của hoc sinh trong trường, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. Hình thành thói quen làm việc theo nhóm.
 

- Vấn đề trang bị kiến thức bảo vệ sức khoẻ cho học sinh luôn được nhà trường chú trọng. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phối hợp với trạm ý tế xã Sá Tổng để tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, dịch đau mắt đỏ, các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh và giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống xâm hại trẻ em nhằm giúp các em có ý thức có ý thức phòng chống một số bệnh tật học đường, phòng bệnh liên quan đến lối sống đồng thời trang bị thêm những hiểu biết về cách bảo vệ sức khoẻ bản thân.
        
         Ngoài ra trong năm học 2024-2025 với tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những khó khăn với đồng bào các tỉnh phía bắc chụi ảnh hưởng cơn bão số 3. Nhà trường đã tổ chức chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tới toàn thể Cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường. Các em đã biết chia sẻ và tham gia quyên góp với tinh thần tự nguyện. Như vậy qua hoạt động này đã nuôi dưỡng tình yêu thương cho các em học sinh.
     Qua việc tham gia các hoạt động lễ tại trường giúp học sinh có ý thức tự giác, tính tự giác, tính trách nhiệm và kỷ luật. Những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ giúp học sinh hình thành nhân cách tốt trong tương lai.
      Thứ ba, nhà trường luôn chú trọng xây dựng môi trường văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp văn minh trong nhà trường trên tinh thần tôn sư trọng đạo, tiên học lễ, hậu học văn làm cho học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, nền nếp, kính trên, nhường dưới… Hoàn thiện nhân cách cho học sinh bằng cách phát động các phong trào: không nói tục chửi thề; gọi bạn xưng tên; kính trên nhường dưới; lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
         Học sinh thực hiện tốt các hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống; lễ phép với người lớn, hòa đồng thân thiện với bạn bè; ngôn ngữ trong sáng. Thực hiện nếp sống thanh lịch văn minh. Khi đến trường, các em  mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động của nhà trường.
       Có thể  khẳng định việc xây dựng văn hóa học đường góp phần đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Đồng thời bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.  





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi